Hệ thống phòng cháy chữa cháy là hệ thống quan trọng và không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng, nhà máy, khu công nghiệp… Đây là những khu vực tiềm ẩn xảy ra các vụ cháy nổ có nguy cơ gây ra thiệt hại nặng nề về tài sản và tính mạng con người. Vậy khi xây dựng các công trình cần lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những gì. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Hệ thống báo cháy
Báo cháy là việc cần thiết lắp đặt, giúp thông báo kịp thời các sự cố hỏa hoạn, chập cháy về trung tâm xử lý ngay khi là những đám cháy nhỏ. Nếu xử lý kịp thời, các đám cháy nhanh chóng được dập tắt và hạn chế những thiệt hại nặng nề cho con người và tính mạng.Hệ thống báo cháy bao gồm những thiết bị như sau:
- Thiết bị cảm biến, nhận biết đám cháy: đầu báo cháy, đầu báo lửa, đầu báo khói…
- Công tắc khẩn cấp
- Chuông báo động
- Trung tâm báo cháy
- Bộ quay số tự động
Các thiết bị cảm biến có nhiệm vụ cảm biến, nhận biết các đám khói, lửa và nhiệt độ cao. Chúng tự động phát ra tín hiệu truyền về trung tâm báo cháy, từ đó giúp con người kịp thời đưa ra những giải pháp xử lý nhanh chóng, hiệu quả. Tín hiệu cảnh báo được phát ra nhờ các chuông báo cháy. Giúp cư dân nhanh chóng thoát ra khỏi tòa nhà trước khi đám cháy lây lan.
Hệ thống thông báo, phát thanh
Thông thường trong các toà nhà thường có các loa phát thanh giúp thông báo thông tin nhanh chóng tới các cư dân. Trong khi có hoả hoạn xảy ra, hệ thống phát thanh được sử dụng để thông báo tới các cư dân, đưa ra hướng dẫn xử lý giúp cư dân thoát hiểm.Hệ thống chữa cháy
Hệ thống chữa cháy là các hệ thống, thiết bị nhằm dập tắt đám cháy nhanh chóng, ngăn chặn sự lây lan của hoả hoạn ngay từ khi đám cháy vẫn còn nhỏ.Các hệ thống chữa cháy thường thấy trong các toà nhà, khu công nghiệp, nhà xưởng đó là:
Hệ thống chữa cháy bằng vòi phun tự động
Sử dụng hệ thống ống nước dành riêng cho việc xử lý phòng cháy chữa cháy. Trong đó lắp đặt các vòi phun tự động, khi có đám cháy xảy ra chúng tự động kích hoạt và phun ra nước để dập tắt đám cháy. Hệ thống vòi phun nước được thiết kế song song với hệ thống báo cháy.
Thông thường các vòi phun nước đầu Sprinkler sẽ được kích hoạt khi nhiệt độ tại môi trường ở mức cao hơn 68 độ C. Tuy nhiên trong một số khu vực sẽ được thiết kế tự động ở nhiệt độ cao hơn (trên 91 độ C) trong các khu vực như bếp, nơi có nhiệt độ cao hơn khi sử dụng.
Hệ thống đường ống dẫn thường được thiết kế lắp đặt sát bên trên trần nhà, các đầu vòi phun Sprinkler là các vòi phun xuống bên dưới hoặc phun sang ngang. Mỗi một vòi phun có phạm vi hoạt động trong khoảng bán kính 2m. Bạn có thể để ý thấy hệ thống này trong các tầng hầm gửi xe, trung tâm thương mại…. Rất dễ để phát hiện thấy hệ thống này.
Hộp chữa cháy tại vách tường
Trong các khu vực thoát hiểm, các góc tường được bố trí các hộp chữa cháy. Trong hộp chữa cháy có chứa vòi chữa cháy, cuộn dây chữa cháy và bình chữa cháy cầm tay. Trong trường hợp đám cháy quá lớn, các vòi phun nước Sprinkler không đủ để dập tắt đám cháy. Người ta cần sử dụng đến các vòi phun cỡ lớn sử dụng nước hoặc khí CO2 để dập tắt đám cháy. Tuy nhiên sử dụng khí CO2 với nồng độ cao có thể gây ra nguy hại cho sức khỏe con người. Do vậy được khuyên sử dụng trong các trường hợp con người đã thoát ra ngoài.
Hệ thống chữa cháy Foam
Foam hay còn được gọi là bọt, được sử dụng để chữa cháy tại các khu vực có nguy cơ cháy nổ do dầu, xăng… Trong khí đó nước không thể dập tắt đám cháy từ những nhiên liệu bắt lửa như xăng, dầu. Do vậy, sử dụng Foam là phương án hiệu quả được sử dụng để dập tắt đám cháy. Khi có đám cháy xảy ra, hệ thống này sẽ phun ra bọt ngăn chặn đám cháy lây lan, chúng phủ lên toàn bộ bề mặt đồ vật và có thể đảm bảo tránh hư hại đồ vật. Bọt Foam có thể tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi lửa, ngăn chặn cho lửa không tiếp xúc với oxy. Nhờ đó đám cháy sẽ được dập tắt.
Hệ thống tường nước
Tường nước là hệ thống bức tường tạo ra nhờ nước, chúng tạo thành bức tường nước ngăn cách các khu vực với nhau. Được thiết kế lắp đặt tại các vị trí quan trọng như khu vực điều khiển, phòng điều khiển điện, các khu vực máy phát điện, tầng hầm… Bức tường nước sẽ giúp ngăn chặn đám cháy lây lan vào các khu vực này. Đảm bảo các hệ thống được bảo vệ khỏi đám cháy.
Hệ thống thoát hiểm
Cầu thang thoát hiểmTrong mỗi toà nhà cao tầng đều thiết kế cầu thang bộ, nơi thoát hiểm khi có sự cố xảy ra. Cầu thang bộ được thiết kế đáp ứng cho con người dễ dàng di chuyển và ngăn chặn đám khói, cháy lây lan vào bên trong cầu thang bộ. Các cửa thoát hiểm được làm bằng chất liệu cách nhiệt, chịu nhiệt, dễ dàng mở. Ngay cả trẻ nhỏ và người già đều dễ dàng mở ra. Cửa thiết kế tự động đóng lại, ngăn chặn khói lửa không tràn vào bên trong. Thường được xây dựng 2 lớp cửa tách biệt giữa tầng hầm và các tầng bên trên.
Hệ thống tăng áp cầu thang
Hệ thống tăng áp cầu thang được lắp đặt tại khu vực cầu thang bộ thoát hiểm. Khi có đám cháy xảy ra, hệ thống tăng áp được kích hoạt nhằm tạo ra sự chênh lệch áp suất, ngăn chặn khói lửa từ đám cháy không lây lan vào bên trong, cung cấp đủ khí tươi giúp con người có đủ nguồn không khí để hoạt động.
Hệ thống hút khói hành lang
Lắp đặt tại các hành lang, trong điều kiện thường, sử dụng để lưu thông không khí, hút lọc bụi. Khi có hoả hoạn xảy ra, quạt được bật tốc độ cao giúp tăng tốc hút khói, hút khí độc từ không gian ra ngoài. Hạn chế khí độc, khói bụi lây lan. Mở ra tầm nhìn cho con người dễ dàng tìm được lối thoát hiểm.
Trên đây là một số hệ thống phòng cháy chữa cháy thường được lắp đặt trong các tòa nhà cao tầng, khu vực công cộng, nhà xưởng, khu công nghiệp… Ngoài ra, khi lắp đặt các hệ thống này cần sử dụng nguồn điện riêng, đảm bảo chúng hoạt động ổn định khi có sự cố xảy ra.