Nguồn cung cấp an toàn và thiết bị bảo hộ giữ an toàn cho địa điểm làm việc

https://tanthekimsafety.com


Quy trình kiểm soát năng lượng nguy hiểm

Để nhân viên thực hiện liên quan đến kiểm soát năng lượng nguy hiểm nhận biết, am hiểu và thực hiện đúng cách.Nhằm quản lí năng lượng nguy hiểm không ảnh hưởng tới người lao động và người liên quan trong quá trình thực hiện công việc. Phòng tránh tai nạn do nhân viên tự ý mở điện nguồn hoặc khởi động máy khi nhân viên phụ trách sửa chữa đang trong quá trình bảo dưỡng/ sửa chữa.
Quy trình kiểm soát năng lượng nguy hiểm

Quy trình kiểm soát năng lượng nguy hiểm



CÔNG TY TNHH SXTM TÂN THẾ KIM
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT NĂNG LƯỢNG NGUY HIỂM Số hiệu : 24.01/QT-HSE
Ngày hiệu lực : …/…./2018
Số trang :6
Lần sửa chữa:00
Soạn thảo




NGUYỄN VĂN A
Kiểm tra




NGUYỄN VĂN B
 
Xét duyệt




TRẦN VĂN C














Lịch sử sửa chữa tài liệu
 
TT Trang Sửa chữa lần
Chi tiết sửa chữa
Sử dụng Mã số sửa đổi
           
           
           
           
           
           
           
           
           
           
           
           
           
           
           
           
           
           
           
I. MỤC ĐÍCH
Để nhân viên thực hiện liên quan đến kiểm soát năng lượng nguy hiểm nhận biết, am hiểu và thực hiện đúng cách.
Nhằm quản lí năng lượng nguy hiểm không ảnh hưởng tới người lao động và người liên quan trong quá trình thực hiện công việc. Phòng tránh tai nạn do nhân viên tự ý mở điện nguồn hoặc khởi động máy khi nhân viên phụ trách sửa chữa đang trong quá trình bảo dưỡng/ sửa chữa.
Nhằm mục đích sắp xếp, quản lý năng lượng nguy hiểm phù hợp với qui định của pháp luật và các qui định liên quan.
II. PHẠM VI
Quy trình làm việc này sử dụng với việc sắp xếp, quản lý năng lượng nguy hiểm sẽ xảy ra khi có sự thực hiện công việc liên quan tới năng lượng nguy hiểm trong tất cả các khu vực của công ty NYG (VIỆT NAM) bao gồm cả việc thực hiện công việc của nhà thầu phụ mà liên quan tới năng lượng nguy h
III. ĐỊNH NGHĨA VÀ VIẾT TẮT
1. Định nghĩa
Năng lượng nguy hiểm là bất kỳ năng lượng được lưu trữ hoặc còn lại trong máy móc có thể gây nguy hiểm do việc năng lượng khởi động bất ngờ hoặc do sự giải phóng bất ngờ của năng lượng dự trữ - bao gồm năng lượng điện, năng lượng nhiệt, các phản ứng hóa học, chuyển động cơ học, năng lượng tiềm ẩn hoặc năng lượng dự trữ.
Khóa/niêm (LOTO) là quy trình thực tiễn và cụ thể nhằm bảo vệ nhân viên khỏi nguy hiểm do việc bất ngờ giải thoát năng lượng từ việc khởi động các máy móc và thiết bị, hay việc giải phóng năng lượng nguy hiểm khi đang tiến hành các hoạt động bảo trì tại nhà máy.
Khóa: là dụng cụ dùng để khóa các thiết bị điện đang trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa.
Thẻ sửa chữa: là bảng cảnh báo máy móc hoặc thiết bị điện đang trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa.
2. Tài liệu tham khảo
Luật và các quy định hiên hành của địa phương
Sổ tay HSE (Sức khỏe, An toàn và Môi trường) của Nike
IV. NỘI DUNG QUY ĐỊNH
4.1 Quy trình thực hiện
Bộ phận an toàn  đánh giá việc thực hiện công việc theo đúng qui định.
Trưởng bộ phận / tổ trưởng thực hiện việc quản lí việc thực hiện công việc đúng theo qui định, đồng thời tập huấn sự hiểu biết cho nhân viên chịu trách nhiệm.
Nhân viên thực hiện công việc liên quan tới năng lượng nguy hiểm cần phải quản lí làm việc một cách chính xác theo qui định.
Qui trình việc quản lí năng lượng nguy hiểm
Quy trình kiểm soát năng lượng nguy hiểm 1

4.2 Khi thực hiện lắp ráp, sửa chữa dụng cụ, máy móc cần thực hiện như sau.
Theo qui định người thực hiện công việc được sự tập huấn các qui định, qui trình làm việc từ tổ trưởng.
Người thợ thực hiện công việc treo thẻ và tiến hành tắt các nguồn năng lượng nguy hiểm.
Người thực hiện công việc đem chìa khóa và bảng chỉ dẫn treo ở khu vực để chìa khóa để thuận tiện trong việc khóa khu vực năng lượng nguy hiểm , bảng cấm qua lại khu vực, bảng cảnh báo đối với nhân viên trong khu vực có sửa chữa, lắp đặt, bảo trì dụng cụ, máy móc.
Trước lúc tiến hành thực hiện công việc người thợ cần kiểm tra, cô lập, tiêu hao các nguồn năng lượng trong máy móc, dụng cụ kể cả các thiết bị nằm gần khu vực làm việc. Sau đó tiến hành treo bảng cảnh báo và tiến hành công việc lắp ráp, sửa chữa, bảo trì máy móc, dụng cụ năng lượng nguy hiểm.
Thợ thực hiện công việc cần phải hiểu về năng lượng nguy hiểm ở khu vực đó và khu vự gần đó.
Thợ tiến hành lắp ráp, sửa chữa, bảo trì.
Sau khi lắp đặt, sửa chữa, bảo trì xong thợ cần phải kiểm tra việc lắp đặt, bảo trì, sửa chữa xem dụng cụ có đúng, an toàn, sử dụng được hay không.
Thợ thực hiện công việc cần kiểm tra xác minh tất cả nhân viên đã ra khỏi khu vực có năng lượng nguy hiểm trước lúc cho năng lượng nguy hiểm hòa vào hệ thống năng lượng.
Thợ tiến hành thực hiện việc mở nguồn năng lượng để hệ thống hhoạt động bình thường.
Thợ tiến hành lấy chìa khóa và bảng cảnh báo ra người lấy, người bỏ vào là 1 người và chỉ tiến hành khi tất cả mọi người đã ra khỏi khu vực có năng lượng nguy hiểm.
Để đảm bảo an toàn cho các thiết bị kiểm soát năng lượng, nhà máy cung cấp các khóa, chìa khóa và thẻ riêng biệt cho từng thiết bị. Chỉ có nhân viên lắp đặt mới có quyền tháo dỡ các thiết bị đã được cung cấp.
Cách ly hoặc ngắt mạch thiết bị:
          + Ngắt kết nối hoặc tắt máy móc/động cơ cung cấp điện cho các hệ thống máy móc
          + Ngắt mạch điện bằng cách ngắt kết nối nguồn/khóa
          + Chặn các dòng khí hoặc chất lognr trong các hệ thống thủy lực, khí nén hoặc khí theo dòng
          + Chặn các bộ phận máy móc có khả năng chuyển động không mong muốn do tác động của trọng lực
Giải phóng hết tất cả các năng lượng được lưu trữ sau khi ngắt mạch hệ thống
          + Thông gió cho khí và chất lỏng từ bình áp suất, bể chứa hoặc ắc quy cho tới khi áp suất bên trong bằng áp suất khí quyển sau khi xem xét an toàn của công nhân và môi trường.
          + Xả tụ điện bằng cách tiếp đất
          + Nhả hoặc chặn lò xo bị căng hoặc nén
          + Giải phóng lực ì bằng cách để các hệ thống dừng hoàn toàn sau khi tắt và cách ly.
Kiểm tra việc cách ly hoặc ngắt mạch
Cung cấp năng lượng lại cho các thiết bị
          + Việc kiểm tra công việc, tháo khóa, khởi động an toàn và cấp điện lại chỉ được thực hiện khi xác định không có nhân viên ở các điểm nguy hiểm
          + Khi phải tháo tạm thời thiết bị LOTO để kiểm tra hoặc đặt máy móc/thiết bị, nhân viên phải được cung cấp đầy đủ các thiết bị bảo hộ an toàn.
          + Nhân viên phải được thong báo khi công việc hoàn tất và thiết bị bắt đầu hoạt động
          + Có sự giám sát việc cung cấp năng lượng lại cho thiết bị nhằm bảo đảm vận hành an toàn
Việc sử dụng nhãn khi không còn biện pháp cách li nào khác
Có nhiều thiết bị khóa và quy trình khi có nhiều nhân viên tham gia vào quy trình cách ly
Việc bắt buộc tháo bỏ các khóa an toàn chỉ được thực hiện bởi đích thân Ban quản lý nhà máy, sau khi biết chắc mức độ an toàn của máy móc và bảo đảm rằng tất cả các nhân viên đã ở ngoài khu vực nguy hiểm.
4.3 Việc tắt nguồn năng lượng theo trình tự như sau.
Đóng các thiết bị máy móc, máy tính, dụng cụ sử dụng năng lượng          
Ngắt các mạch điện bằng cách cắt mạch nguồn năng lượng
Tắt sự di chuyển dòng chảy của ga hoặc hơi bằng cách sử dụng van khoá hoặc đóng kín ống.
Cản trở sự di chuyển các bộ phận cuả máy móc, không cho xảy ra sự di chuyển có thể sinh ra từ lực hút của nam châm hoặc lực hấp dẫn ( Ví dụ sự rơi, rớt).
4.4 Một số dạng năng lượng cần phải loại bỏ sau khi đã cắt điện ví dụ các thiết bị lưu trữ năng lượng điện, thiết bị lưu trữ năng lượng thủy lực, dụng cụ xi lanh nén khí có thể đủ mạnh để gây thương tích hặc tử vong. Qúa trình loại bỏ năng lượng này được tiến hành như sau.
Xả khí nén từ các thiết bị tích trữ ra ngoài, cho đến khi áp suất bên trong bằng áp suất bên ngoài.Tuy nhiên cấm thải các chất nguy hiểm, dễ cháy, dễ nổ một cách trực tiếp vào khí quyển.
Xả , nối dây mát xuống đất
Loại bỏ bằng cách để cho hệ thống dừng lại sau khi máy móc hoặc dụng cụ đó bị đóng hoặc đã bị ngắt điện  
4.5 Qui trình bỏ chìa khóa và treo bảng cảnh cáo.
Khi có sự lắp đặt, sửa chữa, bảo trì thợ cần phải ngắt điện ở khu vực thực hiện công việc.
Khi đã ngắt điện máy móc, dụng cụ ở khu vực cần sửa chữa, lắp đặt, bảo trì thợ đem chìa khóa, ổ khóa ở nơi lưu trữ chìa khóa của đội bảo trì khóa khu vực để dụng cụ, tủ điện lại nhằm không cho ai vô tình hoặc cố ý mở điện.
Thợ tiến hành treo bảng cấm vào, bảng cảnh báo khu vực của máy móc, dụng cụ có sự lắp ráp, sửa chữa, bảo trì.
4.6 Qui trình lấy chìa khóa, bảng cảnh báo.
Khi thực hiện xong  công việc lắp đặt, sửa chữa, bảo trì máy móc, dụng cụ tiến hành kiểm tra sự chính xác, an toàn đồng thời phải kiểm tra xem nhân viên đã ra khỏi khu vực nguy hiểm hết hay chưa
Thợ tiến hành lấy chìa khóa khỏi khu vực đã khóa
Thợ tiến hành lấy bảng cảnh báo  khỏi khu vực đã treo
Chỉ có người khóa mới được lấy chìa khóa ra.
Khi đã làm xong công việc cần báo cho người điền khiển máy móc, dụng cụ, thiết bị tiến hành mở điện.
Người có nhiệm vụ thực hiện công việc liên quan đến nguồn năng lượng nguy hiểm cần kiểm tra qui trình quản lí nguồn năng lượng nguy hiểm ít nhất 1 năm 1 lần.            
Ghi chú
          1. Người chịu trách nhiệm khóa, treo bảng cảnh báo và lấy chìa khóa, bảng cảnh báo ra chỉ được sử dụng người của bộ phận bảo trì.
          2. Khu vực khóa bao gồm  tủ CONTROL của máy móc/ dụng cụ và khu vực lắp đặt, sửa chữa, bảo trì máy móc, dụng cụ.
V. TÀI LIỆU LIÊN QUAN / RELATION DOCUMENT
Mẫu thẻ   LOG-OUT, TAG-OUT
Quy trình kiểm soát năng lượng nguy hiểm 2

Tác giả: admin_hodzo, Prolockey

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây